Hóa đơn điện tử Viettel SInvoice giúp doanh nghiệp khởi tạo, lập, gửi, nhận, quản lý hóa đơn bằng phương tiện điện tử, ký bằng chữ ký số và có giá trị pháp lý như hóa đơn giấy. Hóa đơn điện tử Viettel Sinvoice phục vụ mọi khách hàng có nhu cầu, đủ điều kiện theo quy định Pháp luật. Dịch vụ cung cấp từ 2016, liên tục cải tiến đáp ứng yêu cầu sử dụng của khách hàng cũng như nghiệp vụ quản lý từ cơ quan Nhà nước.
Cơ hội sử dụng đồng bộ nhiều dịch vụ
Viettel là nhà cung cấp đa dịch vụ, doanh nghiệp có cơ hội dùng nhiều dịch vụ đồng bộ trên hạ tầng mạng lớn của Viettel, với giá ưu đãi (dịch vụ tin nhắn thương hiệu, email server, lưu trữ dữ liệu, kết nối, các dịch vụ hướng đối tượng: trường học, y tế, giao thông…).
Hạ tầng mạng lớn, bảo mật
Khả năng phát hành hàng triệu hóa đơn/ngày, hệ thống sử dụng công nghệ bảo mật nhiều lớp, an toàn tuyệt đối trong việc quản lý, lưu trữ hóa đơn.
Triển khai nhanh, chất lượng
Khởi tạo tài khoản cho Doanh nghiệp ngay sau khi ký hợp đồng. Viettel có các Trung tâm CNTT trên khắp 63 tỉnh/Tp, sẵn sàng triển khai, tích hợp khi có yêu cầu, hỗ trợ 24/7.
Hệ thống Hóa đơn điện tử SInvoice thông minh, linh hoạt, hiệu quả
Khả năng mở rộng phù hợp với nhiều loại hóa đơn đặc thù; đáp ứng da dạng các loại hình doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn. Khả năng tích hợp với đa dạng các phần mềm kế toán, bán hàng, quản lý doanh nghiệp.
Tên gói cước | Giá tiền | Số lượng hóa đơn | Giá trung bình 1 hóa đơn |
---|---|---|---|
HD_500 | 583.000 VND | 500 | 1166 VND |
HD_1000 | 913.000 VND | 1000 | 913 VND |
HD_2000 | 1.375.000 VND | 2000 | 688 VND |
HD_3000 | 1.936.000 VND | 3000 | 645 VND |
HD_5000 | 2.937.000 VND | 5000 | 587 VND |
HD_7000 | 3.905.000 VND | 7000 | 558 VND |
HD_10000 | 4.862.000 VND | 10000 | 486 VND |
HD_20000 | 8.294.000 VND | 20000 | 415 VND |
HD_30000 | 12.441.000 VND | 30000 | 415 VND |
HD_40000 | 16.588.000 VND | 40000 | 415 VND |
HD_50000 | 20.735.000 VND | 50000 | 415 VND |
Tên gói cước | Giá tiền | Thời gian sử dụng |
---|---|---|
CA4_CBHD1_20 | 880.000 VND | 12 tháng |
CA4_CBHD2_20 | 1.650.000 VND | 24 tháng |
CA4_CBHD3_20 | 2.310.000 VND | 36 tháng |
Bước 1: Liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0985.89.89.98 hoặc Zalo tương ứng với số điện thoại trên.
Bước 2: Gửi các thông tin sau qua số Zalo 0985.89.89.98 hoặc email phuongttt3@viettel.com.vn hoặc phuongttt3.viettel@gmail.com:
Bước 3: Sau khi Viettel nhận thông tin sẽ thực hiện lên mẫu hóa đơn và gửi công ty duyệt mẫu. Sau đó Viettel sẽ hỗ trợ doanh nghiệp nộp các thủ tục thông báo phát hành hóa đơn điện tử lên tổng cục thuế.
Hoá đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử.
Hoá đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Hóa đơn điện tử đảm bảo nguyên tắc: xác định được số hóa đơn theo nguyên tắc liên tục và trình tự thời gian, mỗi số hóa đơn đảm bảo chỉ được lập và sử dụng một lần duy nhất.
a) Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua.
Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được cơ quan thuế mã hóa dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn.
b) Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế.
Hóa đơn điện tử cần có những nội dung sau:
– Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự hóa đơn.
– Tên, mã số thuế, địa chỉ của bên bán và bên mua.
– Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hoá, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ. Đối với hóa đơn giá trị gia tăng, ngoài dòng đơn giá là giá chưa có thuế giá trị gia tăng, phải có dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền phải thanh toán ghi bằng số và bằng chữ.
– Chữ ký số của người bán và chữ ký số của người mua (trong trường hợp người mua là đơn vị kế toán).
Hóa đơn điện tử giúp tiết kiệm chi phí in ấn, chi phí lưu trữ và vận chuyển so với hóa đơn giấy. Tránh rủi ro về việc cháy, hỏng, mất hóa đơn.
Tiết kiệm thời gian vận chuyển hóa đơn trong trường hợp khách hàng ở xa.
Giảm thiểu thủ tục hành chính rườm rà. Hóa đơn điện tử được tổng cục thuế phê duyệt rất nhanh, có thể gửi cho khách hàng nhanh chóng.
Hóa đơn điện tử có mã được lưu lại trên hệ thống của tổng cục thuế nên bộ phận kế toán không cần báo cáo tình trạng sử dụng hóa đơn như là hóa đơn giấy.
Khách hàng có thể dễ dàng tra cứu thông tin hóa đơn điện tử trên website của tổng cục thuế, vì vậy hóa đơn điện tử không thể bị giả mạo.
Chữ ký số là một dạng chữ ký để ký vào những tài liệu điện tử. Chữ ký số gồm 2 phần là khóa công khai (public key) và khóa bí mật (private key). Khóa bí mật được cá nhân, tổ chức sử dụng để ký vào tài liệu điện tử. Khóa công khai được bất kỳ cá nhân, tổ chức nào khác sử dụng để giải mã tài liệu. Nếu một tài liệu có thể được giải mã bởi khóa công khai của một cá nhân, tổ chức, tài liệu đó chắc chắn đã được cá nhân, tổ chức đó ký xác nhận.
Đối với khách hàng là khách hàng cá nhân, khách hàng lẻ, không cần kê khai thuế thì không cần ký vào hóa đơn điện tử.
Trường hợp người mua là đơn vị kế toán nếu có các hồ sơ, chứng từ chứng minh việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ giữa người bán với người mua như: hợp đồng kinh tế, phiếu xuất kho, biên bản giao nhận hàng hóa, biên nhận thanh toán, phiếu thu… thì trên hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký của người mua.
Hóa đơn mua hàng là hóa đơn điện, nước, viễn thông không nhất thiết phải có chữ ký của người mua vẫn được coi là hóa đơn có tính pháp lý, được tổng cục thuế và pháp luật công nhận.
Theo Khoản 1 Điều 11 Thông tư 32/2011/TT-BTC:
Người bán, người mua hàng hoá, dịch vụ sử dụng HĐĐT để ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính phải lưu trữ HĐĐT theo thời hạn quy định của Luật Kế toán. Trường hợp HĐĐT được khởi tạo từ hệ thống của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp HĐĐT thì tổ chức trung gian này cũng phải thực hiện lưu trữ HĐĐT theo thời hạn nêu trên.
Người bán, người mua là đơn vị kế toán và tổ chức trung gian cung cấp giải pháp HĐĐT có trách nhiệm sao lưu dữ liệu của HĐĐT ra các vật mang tin (ví dụ như: bút nhớ (đĩa flash USB); đĩa CD và DVD; đĩa cứng gắn ngoài; đĩa cứng gắn trong) hoặc thực hiện sao lưu trực tuyến để bảo vệ dữ liệu của HĐĐT.
Như vậy, việc lưu trữ hóa đơn điện tử tuân theo thời hạn quy định của Luật Kế toán, thông thường là 10 năm.
Để tiến hành tra cứu hóa đơn điện tử theo thông tư 78, quý khách vui lòng truy cập vào hệ thống hóa đơn điện tử của tổng cục thuế. Sau khi truy cập vào hệ thống, quý khách có 2 cách để tra cứu hóa đơn.
Cách đầu tiên là Tra cứu thông tin một hóa đơn. Với cách này thì quý khách không cần đăng nhập vào hệ thống của tổng cục thuế vẫn có thể tra cứu hóa đơn. Tuy vậy quý khách chỉ có thể kiểm tra hóa đơn có hợp lệ và tồn tại trên hệ thống của tổng cục thuế hay không, mà không thể xem cụ thể hay in hóa đơn.
Cách thứ hai để tra cứu là Tra cứu hóa đơn điện tử sau khi đăng nhập. Cách này chỉ áp dụng với doanh nghiệp sử dụng dịch vụ hóa đơn điện tử được tổng cục thuế cung cấp tài khoản đăng nhập vào hệ thống. Khi đăng nhập, doanh nghiệp có thể tra cứu hóa đơn điện tử bán ra hoặc tra cứu hóa đơn điện tử mua vào của doanh nghiệp mình.
Sau khi truy cập vào hệ thống hóa đơn điện tử của tổng cục thuế, quý khách chọn mục Tra cứu hóa đơn điện tử.
Bấm vào Tìm kiếm để truy xuất hệ thống.
Nếu kết quả tìm kiếm hiển thị như mục A: Tồn tại hóa đơn có thông tin trùng khớp với các thông tin tổ chức, cá nhân tìm kiếm => hóa đơn có tồn tại thật sự trên hệ thống của tổng cục thuế. Dòng Trạng Thái xử lý hóa đơn sẽ quyết định hóa đơn là hóa đơn có mã hay không có mã của tổng cục thuế.
Nếu kết quả tìm kiếm hiển thị như mục B: Không tồn tại hóa đơn có thông tin trùng khớp với các thông tin tổ chức, cá nhân tìm kiếm => hóa đơn không tồn tại trên hệ thống của tổng cục thuế. Trong trường hợp này, quý khách kiểm tra lại xem thông tin tìm kiếm đã chính xác hay chưa. Nếu vẫn không thể tìm ra hóa đơn trên hệ thống, quý khách nên liên hệ lại với bên bán để hỏi rõ.
Cách tra cứu này áp dụng với doanh nghiệp đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo thông tư 78/2021/TT-BTC. Quý khách dùng tài khoản đã được tổng cục thuế gửi về email sau khi đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử để đăng nhập vào hệ thống.
Ngoài ra, khi bấm vào Tra cứu hóa đơn điện tử bán ra, doanh nghiệp có thể kiểm tra tất cả hóa đơn điện tử mà doanh nghiệp mình đã xuất cho khách hàng.
Khi người mua hàng của doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử nhận được một hóa đơn điện tử được quản lý bởi Viettel, để xác định hóa đơn đó là thật hay giả thì người đó phải tra cứu hóa đơn đó trên hệ thống của Viettel. Hóa đơn điện tử của Viettel luôn có thông tin mã số thuế bên bán và mã số bí mật. Có được 2 thông tin này, người mua hàng có thể sử dụng chúng để tra cứu hóa đơn điện tử.
Truy cập vào địa chỉ https://vinvoice.viettel.vn/utilities/invoice-search, sau đó điền đầy đủ các thông tin: MST bên bán và Mã số bí mật để tra cứu.
Đăng nhập vào hệ thống https://vinvoice.viettel.vn/ sau đó chọn Quản lý hóa đơn >> Hóa đơn đã phát hành.
Sau khi chọn mục Từ ngày và Đến ngày, bấm Tìm kiếm để tìm kiếm hóa đơn.
Với mỗi hóa đơn, quý khách có thể chọn các Hành động như: xem, điều chỉnh thông tin, điều chỉnh tiền, lập hóa đơn thay thế…
Truy cập vào website https://business-sinvoice.viettel.vn/ và đăng nhập. Dưới đây là giao diện sau khi đăng nhập vào hệ thống:
Tại giao diện chính chọn Quản lý hóa đơn, sau đó chọn Lập hóa đơn.
Giao diện màn hình Lập hóa đơn có 4 phần như hình dưới:
Sau khi chọn Mẫu hóa đơn ở mục Thông tin hóa đơn, phần Chi tiết hóa đơn sẽ hiện ra như ảnh sau:
Trường Điều chỉnh bao gồm các mục khác nhau để đưa vào hóa đơn:
Với mỗi dòng STT (số thứ tự), quý khách cần chọn mục Điều chỉnh, sau đó điền thông tin cần thiết vào các mục còn lại. Sau khi đã liệt kê đủ nội dung hóa đơn, nhập số % vào ô Thuế GTGT. Cuối cùng bấm Lập hóa đơn để lập hóa đơn hoặc Lưu nháp để lưu hóa đơn lại để dùng về sau.
Để xuất hóa đơn điện tử Viettel từ hóa đơn lưu nháp, quý khách truy cập Quản lý hóa đơn >> Quản lý hóa đơn chưa phát hành.
Tại mục Xem, quý khách có thể xem nội dung của hóa đơn đã lưu. Tại mục Thao tác, quý khách có thể chỉnh sửa hoặc xóa hóa đơn. Sau khi đã hoàn toàn xác nhận nội dung hóa đơn là đúng, quý khách có thể chọn Phát hành để xuất hóa đơn điện tử Viettel từ hóa đơn được lưu này.
Lưu ý: khi xuất hóa đơn điện tử Viettel từ hóa đơn lưu nháp, quý khách vui lòng chọn ngày lập hóa đơn, vì hóa đơn được lưu nháp sẽ không có thông tin ngày lập hóa đơn. Khi không chọn ngày lập hóa đơn, hệ thống SInvoice sẽ lấy thời gian hiện tại làm ngày lập hóa đơn.
Theo Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, việc Xử lý hóa đơn điện tử có sai sót được chia thành các trường hợp như sau:
Cách xử lý hóa đơn điện tử viết sai:
Cách xử lý hóa đơn điện tử viết sai:
Trong trường hợp hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế có sai sót nêu trên chưa gửi dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế, người bán không cần thông báo với cơ quan thuế.
Cách xử lý hóa đơn điện tử viết sai:
Cách xử lý hóa đơn điện tử viết sai:
Hết thời hạn thông báo ghi trên Mẫu số 01/TB-RSĐT mà người bán không thông báo với cơ quan thuế thì cơ quan thuế tiếp tục thông báo lần 2 cho người bán theo Mẫu số 01/TB-RSĐT. Trường hợp quá thời hạn thông báo lần 2 ghi trên Mẫu số 01/TB-RSĐT mà người bán không có thông báo thì cơ quan thuế xem xét chuyển sang trường hợp kiểm tra về sử dụng hóa đơn điện tử.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN ĐIỀU CHỈNH HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ CÓ SAI SÓT
(Số ……………)
Căn cứ vào hợp đồng kinh tế số …………… ký ngày …………… (Nếu có)
Căn cứ Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 quy định về hoá đơn, chứng từ.
Căn cứ Thông tư 78/2021/TT-BTC ngày 17 tháng 9 năm 2021 hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế, Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ.
– Hôm nay, ngày …………… tháng …………… năm …………… hai bên chúng tôi gồm có:
Đơn vị bán hàng: ……………
Mã số thuế: …………… Địa chỉ: …………… Đại diện: ……………
Chức vụ: ……………
Đơn vị mua hàng: ……………
Mã số thuế: …………… Địa chỉ: …………… Đại diện: ……………
Chức vụ: ……………
Hai bên thống nhất lập biên bản để điều chỉnh hoá đơn số ……………, ký hiệu …………… ngày ……………, mã cơ quan thuế …………… Lý do điều chỉnh: …………… Cụ thể như sau:
1. Nội dung trước khi điều chỉnh (đã ghi sai): ……………
2. Nội dung đúng: ……………
3. Hai bên thống nhất điều chỉnh như sau:
……………………………………………………………………………………………………………………………………
Bên bán sẽ lập hóa đơn điều chỉnh số ……………, ký hiệu …………… ngày …………… để giao cho bên mua.
Biên bản được lập thành 02 (hai) bản, mỗi bên giữ 01 (một) bản, có giá trị pháp lý như nhau.
Bên mua (Chữ ký số hoặc Ký, đóng dấu ghi rõ họ tên) | Bên bán (Chữ ký số hoặc Ký, đóng dấu ghi rõ họ tên) |
Trên đây là những thông tin mới nhất và đầy đủ nhất về dịch vụ hóa đơn điện tử Viettel SInvoice. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về dịch vụ hóa đơn điện tử Viettel SInvoice, quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0985.89.89.98 hoặc Zalo tương ứng với số điện thoại trên để được giải đáp.